Hành trình sa mạc - ý nghĩa và mục đích của hành trình sa mạc

I. Ý NGHĨA TỰ NHIÊN CỦA TỪ ‘HÀNH TRÌNH SA MẠC’

1- Hành trình:
- Một chuyến đi có mục đích và điểm đến rõ ràng, cụ thể.
- Một chuyến đi mà người ta vẫn đang tiếp tục đi tới.
2- Sa mạc:
Hình ảnh đầu tiên nảy ra trong trí khi nghĩ đến ‘Sa Mạc’: Gió, Cát, Nóng, Thiếu nước, Nắng, Không có bóng mát, Thú dữ, Nguy hiểm, Khổ, Khát, Khô hạn, Gian nan… (Sự tích Sa Mạc, Cao-bồi Texas…).
à Tiêu cực!
Vậy mục đích của Hành trình sa mạc tự nhiên là gì?


- Bắt buộc,
- Chẳng đặng đừng,
- Vạn bất đắc dĩ…
* Đã nhiều người vượt qua, còn tôi thì sao?...

II. Ý NGHĨA CỦA ‘HÀNH TRÌNH SA MẠC’ THEO THÁNH KINH

1- Hành trình:
- Chuyến đi của Dân Israel từ Ai-cập trở về Hứa Địa Canaan.
- 40 năm lang thang trong Sa mạc.

2- Sa mạc:
a) Tiêu cực:
- Nơi mênh mông khủng khiếp (rắn lửa, bọ cạp…) (Đnl 8.15).
- Nơi con người ẩn náu, trốn tránh (David trốn Saul: I Sam 23-25 hoặc Jonathan trốn tránh quân Hy-lạp: I Mac 9.33).
- Nơi hoang vu tiêu điều (Is 27.10).
- Nơi dã thú cư ngụ (Jer 5.6; Is 23.13; Ac 4.3).
- Nơi Thiên Chúa xét xử (Ez  20.35).
- …
b) Tích cực:
- Nơi gặp Chúa và tế lễ cho Thiên Chúa (Xh 3.18, 5.3, 8.23…).
- Nơi người ta muốn sống công chính (I Mac 2.29).
- Nơi Thiên Chúa thiết lập Giao Ước (Giao Ước Si-nai: Xh 19.1 hoặc Hôn Ước: Hs 2,16 tt).
- Nơi Thiên Chúa tỏ tình với Dân Người (Hs 2.19).
- Nơi Gioan Baotixita trưởng thành (Lc 1.80).
- Nơi Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ của ma quỷ (Mt 4.1…).
- Thanh tẩy, thanh luyện…
à Theo Thánh Kinh, Sa mạc vừa có nghĩa tiêu cực nhưng cũng vừa có nghĩa tích cực của nó.
à Vì thế, theo Thần học thì:
·         Giáo Hội lữ hành cũng đang trong hành trình sa mạc,
·         Cuộc đời mỗi người chúng ta cũng là một hành trình sa mạc,
·         PT TNTT cũng đang trong một cuộc hành trình sa mạc…với tất cả những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ, yêu ghét… tức là những tiêu cực và tích cực của hành trình sa mạc.
Vậy mục đích của Hành trình sa mạc theo Thánh Kinh là gì?
- Huấn luyện,
- Giáo dục,
- Xây dựng công bằng,
- Khơi nguồn yêu thương…

III. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ‘HÀNH TRÌNH SA MẠC’ TRONG PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ
Trong PT TNTT, Hành trình Sa mạc cũng mang tất cả những ý nghĩa và mục đích như đã nêu ở trên. Ngoài ra, hình thức của Hành trình Sa mạc gần giống với hình thức ‘Trò chơi lớn’ nên rất thu hút và lôi cuốn người tham gia, cho dù trẻ em hay người lớn.

Hành trình Sa mạc là một cách giáo dục trong các Phương pháp Giáo dục của PT, giúp người tham gia (các em) được sống và được trải nghiệm đích thân trong một bầu khí phù hợp.
Dưới hình thức trò chơi, ‘Hành trình Sa mạc’ của PT trong một khung cảnh tôn giáo và nhân văn nhằm giúp người tham dự (các em thiếu nhi):
- Được ‘đi vào’ tiến trình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người qua hành trình 40 năm trong sa mạc của Dân Israel dưới sự lãnh đạo của Mose (hoạn nạn, chiến đấu, thử thách, đói, khát…) cũng như được đi vào trong trong tiến trình cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện cho con người qua Dân Israel.
- Được cảm nghiệm cùng với Giáo Hội hôm nay trong những cám dỗ, bất công, bệnh tật, tội lỗi… để biết tin tưởng hơn vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa.
- Được tái hiện và tham gia vào cuộc đời của các thánh trong việc loan báo hay làm chứng Tin Mừng Đức Kytô, đem hạt giống Đức Tin đi gieo trên các ‘ruộng đồng’ hôm nay.
- Được thấu hiểu và thêm yêu mến Lời Chúa, giáo huấn của Giáo Hội…
Về mặt tự nhiên, Hành trình Sa mạc cũng góp phần giáo dục người tham dự (các em):
-  Tinh thần đồng đội (team work), ý chí cầu tiến, tuân thủ kỷ luật chung, phân công phân nhiệm hợp lý, linh động vui tươi…
- Nâng cao sự tháo vát, trí thông minh, biết áp dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện thể lực, sự vâng phục, hoà đồng…
- Phát huy vai trò lãnh đạo, biết sống phục vụ và cảm thông, ý chí vượt thắng những trở ngại, tinh thần trách nhiệm…
- …

Dân Israel xưa có một kinh nghiệm ‘đích thật và đích thân’ về Jahve Thiên Chúa ngang qua hành trình sa mạc; ngày nay cũng thế, PT TNTT cũng tổ chức Hành trình Sa mạc với 3 nguyên tắc: tạo bầu khí, giáo dục chiều sâu và rèn luyện kỹ năng để giúp cho người tham dự (các em thiếu nhi) có được một kinh nghiệm hoàn toàn ‘đích thật và đích thân’ về Thiên Chúa trong mối tương quan với Ngài, để rồi khi sống tốt mối tương quan đó, các em lại cảm thấy rằng mình cũng tự nhiên sống rất tốt mối tương quan với mọi người. 

Tóm lại:
Hành trình Sa mạc là một phương pháp Giáo dục rất hiệu quả mà PT TNTT dùng để giáo dục người trẻ về mọi mặt.
Hành trình Sa mạc cũng là một kỷ niệm đẹp và khó quên đối với người tham dự cũng như người tổ chức trong ký ức một đời. 
Share on Google Plus

0 nhận xét: