Hiển thị các bài đăng có nhãn Rèn nhân bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Đời sống đạo đức và tư cách tác phong của người Huynh Trưởng - TNTT
‘Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!’
Một HT TNTT không những là một GLV, nhưng còn là một người bạn, một người anh, một người chị, một người Thầy… Các em thiếu nhi có nên người và nên thánh hay không, không phải chỉ nhờ vào lời giảng dạy của chúng ta nhưng chủ yếu là nhờ vào đời sống đạo đức (siêu nhiên) của chúng ta và nhờ vào tư cách tác phong (tự nhiên) của chúng ta nữa…
1/. ‘Các con hãy tin những điều mình đã học, hãy dạy những điều mình đã tin và hãy sống những điều mình đã dạy’. (Lời vị Giám Mục Chủ Phong ngỏ với các Tân chức Linh Mục, Thánh Lễ Truyền chức).
2/. ‘Mỗi chúng ta vừa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc rèn luyện: chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện người khác’. (ĐGH GP II trong Tông Huấn Kytô Hữu Giáo Dân, số 7).
3/. ‘Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho anh chị em mình. Bao lâu còn là phần tử của Giáo Hội Lữ Hành, chúng ta còn là học trò và còn là Thầy dạy Đức Tin bằng chứng từ cuộc sống của chúng ta’. (Thư chung HĐGMVN 2007, số 21).
I- ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG.
1- Sống đạo là gì ? (What)
Sống đạo là thể hiện đức tin của mình bằng đời sống.
Đạo là đường. Trên con đường đó, chúng ta hành trình, chúng ta tiến tới. Chúng ta cần nỗ lực kết hợp với Chúa và thực hành Lời Chúa dạy trong đời sống hằng ngày một cách tự nguyện hầu trở thành một Kitô hữu hoàn hảo.
2- Vì sao ta phải sống đạo ? (Why)
Vì đạo không chỉ là một mớ lý thuyết, nhưng là cuộc sống.
Ta phải sống đạo để tìm hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh mình, nhất là cho những người thân yêu của mình.
Sống đạo không phải là sống cho riêng mình. Nhưng sống đạo là sống VÌ, sống VỚI và sống CHO người khác, nên ta phải giới thiệu Chúa Kytô cho mọi người bằng chính đời sống của ta.
Sau cùng, vì là Huynh Trưởng, tức là người chỉ huy đoàn quân tí hon, nên:
Sống đạo để điều khiển đoàn viên: ‘Không ai có thể cho cái mà mình không có’, ‘Chúng con là ánh sáng thế gian’. (Mt 5.14)
Sống đạo để ta có sức thu hút các em. Nhờ đó, mỗi việc làm, lời nói, cử chỉ của chúng ta đều được các em bắt chước (ICor 11.1) và có thể lôi cuốn các em đến với Chúa.
3- Sống đạo thế nào ? (How)
Trung tâm của đời sống đạo đức của Huynh Trưởng là chính Chúa Kytô, vì Ngài là bạn tâm phúc của ta. Chúng ta sẽ gặp được Ngài nơi Thánh Kinh và Thánh Thể (Thánh Kinh, Thánh Thể còn là nền tảng của PT); Chúng ta còn gặp và nhận ra Chúa nơi anh chị em mình.
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Thánh Kinh :
Huynh Trưởng cần siêng năng học hỏi Thánh Kinh vì chúng ta đã tự nguyện hiến thân phục vụ cho Chúa, là chứng nhân, là dấu chỉ của Chúa Kytô và là tông đồ của Ngài. Thánh Kinh là nền tảng cho hành động và sứ mệnh tông đồ của người Huynh Trưởng.
Thánh Jêrônimô nói: ‘Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kytô’.
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể :
Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là nguồn sống thiêng liêng, là động lực và là trung tâm mọi hoạt động tông đồ của người Kytô hữu nói chung, và của người Huynh Trưởng nói riêng. Vì thế Huynh Trưởng phải siêng năng:
Tham dự Thánh Lễ – Dự tiệc Thánh Thể – Năng viếng Chúa luôn.
Khi kết hợp với Thánh Thể, đời sống thường ngày của người Huynh Trưởng sẽ được thánh hoá. Hoạt động tông đồ sẽ có hồn hơn (Hồn Tông Đồ) chứ không phải làm như một kỹ năng. Huynh Trưởng sẽ hăng hái chu toàn trách nhiệm.
Đạo đức của một người Huynh Trưởng không phải là một loại đạo đức tầm thường – ấu trĩ – giả tạo, nhưng là một đời sống đạo đức được đào luyện, sáng chói những nhân đức:
* Tin – Cậy – Mến (3 nhân đức Đối Thần).
* Khôn ngoan – Công bằng – Can đảm – Tiết độ (4 nhân đức Luân Lý).
* Vâng lời – Trong sạch – Khó nghèo (3 nhân đức Phúc Âm).
* Khiêm nhường – Hiền lành (2 nhân đức Chúa Giêsu).
II- TƯ CÁCH TÁC PHONG CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG.
Tư cách: là nét riêng của mỗi người.
Tác phong: là sự biểu lộ tư cách ra bên ngoài
Mt 28.19 không phải là một lời khuyên, đúng hơn đó là một lệnh truyền, một lời trăn trối của Chúa Giêsu dành cho mỗi người chúng ta. Vậy Huynh Trưởng chúng ta là những người có trách nhiệm thực thi sứ mạng hướng dẫn và giáo dục các em.
- Trách nhiệm: lập Đoàn thì dễ, nhưng duy trì và phát triển Đoàn mới khó.
- Sứ mạng: Huynh Trưởng không phải là một nghề…
Do đó, tư cách của một Huynh Trưởng sẽ được thể hiện thành những tác phong với những đức tính như: vui vẻ, lịch sự, điềm tĩnh, tế nhị, kiên nhẫn, bao dung, trách nhiệm, cầu tiến, phục thiện, chân thành, kỹ lưỡng…
Tư cách tác phong của một Huynh Trưởng còn được thể hiện bằng:
* Một đời sống gương mẫu (Thời nay người ta cần những chứng nhân hơn là Thầy dạy, nhưng nếu có ai cần đến Thầy dạy là vì người Thầy ấy cũng chính là một chứng nhân – ĐGH Phaolô VI).
* Một tình yêu chân thật (phổ quát, vô vị lợi, trong sáng, dám hy sinh).
* Một ý chí kiên cường (nhẫn nại, điềm tĩnh).
* Cầu Nguyện – Rước Lễ – Hy Sinh – Làm Tông Đồ:
Huynh Trưởng là một đóa hoa,
Sắc là Cầu nguyện, Hương là Hy Sinh.
Làm việc Tông Đồ hết mình,
Mở hồn đón nhận Ân tình trời cao.
Hẳn nhiên chính chiếc khăn quàng trên vai chúng ta cũng làm người khác nhận ra Chúa Kytô hiện diện nơi chúng ta, nhưng dù sao đi nữa thì ‘Áo mặc không làm nên thấy tu’, nên các em thiếu nhi và cả phụ huynh các em nữa vẫn cần và rất cần đến một lời chứng khác hùng hồn hơn nơi chính cuộc sống từng ngày của chúng ta thể hiện qua tư cách - tác phong:
Hướng thượng: để kết hợp với Chúa.
Hướng tha: để tôn trọng, cởi mở.
Hướng thân: để luyện tập và thăng hoá.
*Kết: ‘Lạy Chúa Giêsu Huynh Trưởng Tối Cao…’
Cũng một cách cư xử
Mấy ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền một cách chóng mặt clip quay lại cảnh nóng của một đôi nam nữ. Ngay sau khi được chia sẻ, những hình ảnh khỏa thân và quan hệ tình cảm thân mật của đôi nam nữ đã gây sốc và thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng mạng.
Vậy điều gì đẩy bạn ấy chọn con đường tự tử: người bạn nam, gia đình hay xã hội. Có lẽ câu trả lời là cả 3, nếu như vậy thì phần xã hội có cả trách nhiệm của chúng ta trong đó.
Sau bài báo, bản thân cảm thấy đau xót lắm, hôm nay đi Lễ nghe đoạn Tin Mừng :
1 "Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán,2
vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy;
và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh
em.3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà
trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với
người anh em: "Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn", trong khi có cả một cái
xà trong con mắt anh?5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh
trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh
em.
Những số điện thoại khẩn
Khi cần thiết có thể gọi trực tiếp không cần qua tổng đài, gặp anh Giêsu
1.Khi buồn sầu. Hãy gọi : Ga 14
2. Khi bị bỏ rơi. Hãy gọi : Tv 27
3. Khi muốn gặt hái thành công. Hãy gọi : Ga 15
4. Khi đã trót phạm tội. Hãy gọi : Tv 51
5. Khi lo lắng. Hãy gọi : Mt 6,25-34
6. Khi gặp nguy hiểm. Hãy gọi : Tv 91
7. Khi cảm thấy Thiên Chúa như xa vắng. Hãy gọi : Tv 139
8. Để củng cố đức tin và thêm lòng cậy trông. Hãy gọi : Tv 27
9. Khi cô đơn sợ sệt. Hãy gọi : Tv 23
10. Khi cay đắng, muốn chỉ trích. Hãy gọi : 1Cr 13
11. Để có bí quyết hạnh phúc. Hãy gọi Cl 3,1-17
12. Để hiểu Kitô hữu là ai. Hãy gọi : 2Cr 5,15-19
13. Khi xuống tinh thần, thất vọng. Hãy gọi : Rm 8,31-39
14. Khi muốn bình an và nghỉ ngơi. Hãy gọi : Mt 11,25-30
15. Khi thế giới dường như lớn hơn Thiên Chúa. Hãy gọi : Tv 90
16. Để sống như con cái Thiên Chúa. Hãy gọi : Rm 8,1-30
17. Để được an toàn khi ra khỏi nhà, đi làm hay đi du lịch. Hãy gọi : Tv 121
18. Để lời cầu nguyện đừng trở nên ích kỷ. Hãy gọi : Tv 67 hoặc Pl 2,1-5
19. Muốn mỗi ngày được khôn ngoan hơn. Hãy gọi : Hc 8,31-37
20. Khi muốn có can đảm để nhận mỗi công việc. Hãy gọi : Gs, 1,1-18
21. Để sống hoà hợp với người chung quanh. Hãy gọi : Rm 12,1-21
22. Khi nghĩ đến chuyện đầu tư làm ăn, thu hồi vốn. Hãy gọi : Mc 10,17-31
23. Khi sa sút tinh thần. Hãy gọi : Tv 27
24. Khi túi tiền trống rỗng. Hãy gọi : Tv 37
25. Khi mất lòng tin nơi kẻ khác. Hãy gọi : 1Cr 13
26. Khi thiên hạ có vẻ như không tốt với ta. Hãy gọi : Ga15
27. Khi đang thất vọng vì công việc. Hãy gọi : Tv 126
28. Khi thấy thế giới trở nên nhỏ bé, còn ta thì vĩ đại. Hãy gọi : Tv 19
Các số khác:
29. Để đối phó với sợ hãi. Hãy gọi : Tv 34, 5-9
30. Để cảm thấy an toàn yên ổn. Hãy gọi : Tv 125
31. Để cảm thấy an tâm. Hãy gọi : Mt 14,22-33
32. Để nhắc nhở trong việc buôn bán. Hãy gọi : Hc 26,29-27,3
Tất cả các đường dây này đều được nối lên trời. Hoạt động miễn phí 24/24 giờ.
Bạn hãy bồi dưỡng thêm cho đức tin của mình.Hãy nhấc máy và gọi liền nhé, mọi nghi nan ngờ vực hay sợ hãi sẽ tan biến mất.
BỐN CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm | Thảo luận tin tức thời sự, chia sẻ ảnh, video nóng nhất trong ngày - ViTalk
1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)