I. CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN LÀ GÌ.
Là chương trình huấn luyện tổng quát (lý thuyết + thực hành) và dài hạn (tiệm tiến), xuyên suốt từ thấp lên cao theo từng lứa tuổi của Đoàn sinh, bằng phương pháp của Phong Trào, đúng tôn chỉ + bản chất của Phong Trào, nhằm thăng tiến từng Đoàn sinh một theo đúng mục đích của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CT THĂNG TIẾN.
Nội dung của chương trình thăng tiến gồm 4 phần chính: Giáo Lý, Nhân bản, PT TNTT và Kỹ năng chuyên môn.
1- Giáo Lý:
PT TNTT được thành lập như là một phương tiện nhằm giáo dục toàn diện cho giới trẻ, trong đó nhấn mạnh giáo dục đức tin. Vì vậy, Giáo Lý phải là trọng tâm của chương trình giáo dục thiếu nhi.
Tại TGP TPHCM, Ban MV Thiếu Nhi đã biên soạn và áp dụng một chương trình Giáo Lý xuyên suốt và khá toàn diện trong gần một thập niên qua:
a) Giáo Lý Khai Tâm (2 năm): Học về Thiên Chúa tạo dựng; Chúa Giêsu làm người, dạy dỗ và yêu thương ta.
b) Giáo Lý Rước Lễ (2 năm): Học về Chúa Giêsu, về Bí tích Thánh Thể, chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa, sống và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ.
c) Giáo Lý Thêm Sức (2 năm): Học về Dân Thiên Chúa, mối liên hệ giữa Dân cũ và Dân mới, Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo Hội và nơi mỗi người; chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
d) Giáo Lý Bao Đồng (4 năm): Học thực hành Sống Đạo qua việc tham dự các cử hành Phụng Vụ – Bí Tích, thực hành đời sống Nhân bản, học sâu hơn về Giáo Hội và nhất là phần Lịch sử Cứu độ.
e) Giáo Lý Vào Đời (2 năm): Sống Luật Chúa (Luân Lý) một cách ý thức và tự nguyện; học hỏi về lịch sử Giáo Hội để hiểu biết và yêu mến Giáo Hội vì ý thức mình là thành phần của Giáo Hội.
2- Nhân Bản:
Chương trình giáo dục Nhân Bản Kytô giáo đúng nghĩa phải căn cứ trên:
- Quy luật phát triển (tâm sinh lý) tự nhiên của con người,
- Môi trường sống và hoàn cảnh sống cụ thể,
- Tương quan giữa con con người với nhau và với môi trường sống để qua đó, nhằm giúp cho các em:
- Sống và phát triển bản thân một cách tự nhiên nhưng có hướng dẫn,
- Hài hoà với môi trường và sống tốt các mối tương quan có chọn lựa,
- Phát triển lành mạnh nhờ thấm nhuần các giá trị của cuộc sống.
Chương trình giáo dục Nhân Bản như thế bao gồm:
a) Ngành Ấu: Tập sống các mối tương quan: Gia Đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em…); Thân Tộc (nguồn cội gia đình, mối quan hệ và sống tinh thần gia tộc…); Học Đường (thầy cô, bạn bè…) Lễ phép!
b) Ngành Thiếu: Nội quan (tự nhìn lại, đánh giá, nhận xét và tìm hiểu chính bản thân mình) để từ đó tập sống các mối tương quan Làng Xóm, Cộng Đồng Giáo Xứ Lịch sự!
c) Ngành Nghĩa: Tập sống cao thượng, tôn trọng thân xác; học biết về những sinh hoạt và điều hành trong Giáo Xứ; tham gia, cộng tác với các sinh hoạt trong Giáo Xứ… Tính cộng đồng!
Chương trình giáo dục Nhân Bản thường được dạy bằng các phương pháp thực tiễn, ngoài trời, gần gũi thiên nhiên và luôn kèm theo những trò chơi, bài hát, băng reo… thú vị, phù hợp và cuốn hút.
3- Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể:
a) Ngành Ấu: Không lý thuyết nhiều nên không cần chép bài. Chỉ cần giúp các em thực hành nhuần nhuyễn cách tập họp, cách chào; thuộc bài ‘Thiếu Nhi Tân Hành Ca’ và các bài hát khác của PT; biết đồng phục của PT, nhận ra cấp Đoàn sinh qua khăn, cấp hiệu… bằng thực hành.
b) Ngành Thiếu: Lý thuyết chỉ cần ngắn gọn, súc tích. Tập thói quen cầu nguyện, dâng ngày, siêng đến với Thánh Thể. 10 Luật Sống, Thực hiện Hoa Thiêng, Ý nghĩa cách chào và cách tổ chức Đoàn Thiếu Nhi, hiểu và sống tôn chỉ của Phong Trào; Nghiêm tập…
c) Ngành Nghĩa: Chủ yếu dùng Nội Quy Phong Trào để giải thích những gì các em đã được học và thực hành nhuần nhuyễn ở Ngành Ấu và Thiếu. Ngoài ra cũng giải thích cho các em hiểu và thực hành một cách tương đối Bản Nội Quy của PT.
4- Kỹ năng chuyên môn:
Chuyên môn ở đây được coi như phương tiện giúp các em khéo léo hơn đạt nhiều hiệu quả trong cuộc sống thường nhật, góp phần đào luyện con người trưởng thành.
a) Ngành Ấu: Giúp các em biết vệ sinh bản thân, điều độ, tập thể dục; Làm việc trong gia đình, giúp đỡ cha mẹ trong khả năng, tổ chức chỗ học riêng; Nhận biết một số dấu hiệu giao thông đơn giản…
b) Ngành Thiếu: Dấu hiệu giao thông, dấu đường trong trò chơi lớn (hành trình sa mạc), bài ca sinh hoạt; Nút dây, Morse, dựng và trang trí lều trại; Mật thư, trò chơi…
c) Ngành Nghĩa: Ước đạc, bản đồ, cự ly; Phương hướng, chòm sao, địa bàn, hải bàn, hoạ đồ; Đọc và tóm lược sách, kể lại và nhận xét…
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÁC.
Ngoài chương trình thăng tiến chung cho Đoàn sinh, còn có các chương trình huấn luyện khác cũng có thể được coi là chương trình thăng tiến:
1- Đối với Đoàn sinh:
Đối với một số Đoàn sinh ưu tuyển còn có một chương trình huấn luyện khác nữa thường được gọi là chương trình huấn luyện Tông Đồ Đội Trưởng, nhằm đào tạo các em thành những Đội Trưởng gương mẫu và giúp các em làm Tông Đồ cho các bạn cùng trang lứa với mình, ở trong Đội của mình.
2- Đối với Dự Trưởng:
Với các Đoàn sinh đã qua Ngành Nghĩa, đa số các em vẫn còn được tiếp tục huấn luyện để trở thành những Dự Trưởng (tức Huynh Trưởng Dự Bị) để giúp các Huynh Trưởng trong việc điều hành Đội hoặc Chi Đoàn, đồng thời cũng là để thực tập công tác của một Giáo Lý Viên – Huynh Trưởng.
3- Đối với các Huynh Trưởng:
Các Huynh Trưởng vẫn phải trải qua các Sa mạc huấn luyện để có thể được tuyên hứa, công nhận hoặc thăng cấp. Các Sa mạc huấn luyện này dù cho với hình thức nào thì vẫn theo một chương trình Thăng Tiến, đó là chúng ta chưa kể đến các đợt Thường Huấn dành cho các Trưởng.
* Tóm lại : Chương trình Thăng Tiến thật sự rất cần thiết cho Đoàn Sinh, giúp các em lớn lên và trưởng thành đến tầm vóc mà Đức Kytô kêu gọi: ‘Các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng Hoàn Hảo’ (Mt 5.48) nhất là trong thời buổi các giá trị bị đảo lộn như hiện nay.
Là chương trình huấn luyện tổng quát (lý thuyết + thực hành) và dài hạn (tiệm tiến), xuyên suốt từ thấp lên cao theo từng lứa tuổi của Đoàn sinh, bằng phương pháp của Phong Trào, đúng tôn chỉ + bản chất của Phong Trào, nhằm thăng tiến từng Đoàn sinh một theo đúng mục đích của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CT THĂNG TIẾN.
Nội dung của chương trình thăng tiến gồm 4 phần chính: Giáo Lý, Nhân bản, PT TNTT và Kỹ năng chuyên môn.
1- Giáo Lý:
PT TNTT được thành lập như là một phương tiện nhằm giáo dục toàn diện cho giới trẻ, trong đó nhấn mạnh giáo dục đức tin. Vì vậy, Giáo Lý phải là trọng tâm của chương trình giáo dục thiếu nhi.
Tại TGP TPHCM, Ban MV Thiếu Nhi đã biên soạn và áp dụng một chương trình Giáo Lý xuyên suốt và khá toàn diện trong gần một thập niên qua:
a) Giáo Lý Khai Tâm (2 năm): Học về Thiên Chúa tạo dựng; Chúa Giêsu làm người, dạy dỗ và yêu thương ta.
b) Giáo Lý Rước Lễ (2 năm): Học về Chúa Giêsu, về Bí tích Thánh Thể, chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa, sống và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ.
c) Giáo Lý Thêm Sức (2 năm): Học về Dân Thiên Chúa, mối liên hệ giữa Dân cũ và Dân mới, Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo Hội và nơi mỗi người; chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
d) Giáo Lý Bao Đồng (4 năm): Học thực hành Sống Đạo qua việc tham dự các cử hành Phụng Vụ – Bí Tích, thực hành đời sống Nhân bản, học sâu hơn về Giáo Hội và nhất là phần Lịch sử Cứu độ.
e) Giáo Lý Vào Đời (2 năm): Sống Luật Chúa (Luân Lý) một cách ý thức và tự nguyện; học hỏi về lịch sử Giáo Hội để hiểu biết và yêu mến Giáo Hội vì ý thức mình là thành phần của Giáo Hội.
2- Nhân Bản:
Chương trình giáo dục Nhân Bản Kytô giáo đúng nghĩa phải căn cứ trên:
- Quy luật phát triển (tâm sinh lý) tự nhiên của con người,
- Môi trường sống và hoàn cảnh sống cụ thể,
- Tương quan giữa con con người với nhau và với môi trường sống để qua đó, nhằm giúp cho các em:
- Sống và phát triển bản thân một cách tự nhiên nhưng có hướng dẫn,
- Hài hoà với môi trường và sống tốt các mối tương quan có chọn lựa,
- Phát triển lành mạnh nhờ thấm nhuần các giá trị của cuộc sống.
Chương trình giáo dục Nhân Bản như thế bao gồm:
a) Ngành Ấu: Tập sống các mối tương quan: Gia Đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em…); Thân Tộc (nguồn cội gia đình, mối quan hệ và sống tinh thần gia tộc…); Học Đường (thầy cô, bạn bè…) Lễ phép!
b) Ngành Thiếu: Nội quan (tự nhìn lại, đánh giá, nhận xét và tìm hiểu chính bản thân mình) để từ đó tập sống các mối tương quan Làng Xóm, Cộng Đồng Giáo Xứ Lịch sự!
c) Ngành Nghĩa: Tập sống cao thượng, tôn trọng thân xác; học biết về những sinh hoạt và điều hành trong Giáo Xứ; tham gia, cộng tác với các sinh hoạt trong Giáo Xứ… Tính cộng đồng!
Chương trình giáo dục Nhân Bản thường được dạy bằng các phương pháp thực tiễn, ngoài trời, gần gũi thiên nhiên và luôn kèm theo những trò chơi, bài hát, băng reo… thú vị, phù hợp và cuốn hút.
3- Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể:
a) Ngành Ấu: Không lý thuyết nhiều nên không cần chép bài. Chỉ cần giúp các em thực hành nhuần nhuyễn cách tập họp, cách chào; thuộc bài ‘Thiếu Nhi Tân Hành Ca’ và các bài hát khác của PT; biết đồng phục của PT, nhận ra cấp Đoàn sinh qua khăn, cấp hiệu… bằng thực hành.
b) Ngành Thiếu: Lý thuyết chỉ cần ngắn gọn, súc tích. Tập thói quen cầu nguyện, dâng ngày, siêng đến với Thánh Thể. 10 Luật Sống, Thực hiện Hoa Thiêng, Ý nghĩa cách chào và cách tổ chức Đoàn Thiếu Nhi, hiểu và sống tôn chỉ của Phong Trào; Nghiêm tập…
c) Ngành Nghĩa: Chủ yếu dùng Nội Quy Phong Trào để giải thích những gì các em đã được học và thực hành nhuần nhuyễn ở Ngành Ấu và Thiếu. Ngoài ra cũng giải thích cho các em hiểu và thực hành một cách tương đối Bản Nội Quy của PT.
4- Kỹ năng chuyên môn:
Chuyên môn ở đây được coi như phương tiện giúp các em khéo léo hơn đạt nhiều hiệu quả trong cuộc sống thường nhật, góp phần đào luyện con người trưởng thành.
a) Ngành Ấu: Giúp các em biết vệ sinh bản thân, điều độ, tập thể dục; Làm việc trong gia đình, giúp đỡ cha mẹ trong khả năng, tổ chức chỗ học riêng; Nhận biết một số dấu hiệu giao thông đơn giản…
b) Ngành Thiếu: Dấu hiệu giao thông, dấu đường trong trò chơi lớn (hành trình sa mạc), bài ca sinh hoạt; Nút dây, Morse, dựng và trang trí lều trại; Mật thư, trò chơi…
c) Ngành Nghĩa: Ước đạc, bản đồ, cự ly; Phương hướng, chòm sao, địa bàn, hải bàn, hoạ đồ; Đọc và tóm lược sách, kể lại và nhận xét…
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÁC.
Ngoài chương trình thăng tiến chung cho Đoàn sinh, còn có các chương trình huấn luyện khác cũng có thể được coi là chương trình thăng tiến:
1- Đối với Đoàn sinh:
Đối với một số Đoàn sinh ưu tuyển còn có một chương trình huấn luyện khác nữa thường được gọi là chương trình huấn luyện Tông Đồ Đội Trưởng, nhằm đào tạo các em thành những Đội Trưởng gương mẫu và giúp các em làm Tông Đồ cho các bạn cùng trang lứa với mình, ở trong Đội của mình.
2- Đối với Dự Trưởng:
Với các Đoàn sinh đã qua Ngành Nghĩa, đa số các em vẫn còn được tiếp tục huấn luyện để trở thành những Dự Trưởng (tức Huynh Trưởng Dự Bị) để giúp các Huynh Trưởng trong việc điều hành Đội hoặc Chi Đoàn, đồng thời cũng là để thực tập công tác của một Giáo Lý Viên – Huynh Trưởng.
3- Đối với các Huynh Trưởng:
Các Huynh Trưởng vẫn phải trải qua các Sa mạc huấn luyện để có thể được tuyên hứa, công nhận hoặc thăng cấp. Các Sa mạc huấn luyện này dù cho với hình thức nào thì vẫn theo một chương trình Thăng Tiến, đó là chúng ta chưa kể đến các đợt Thường Huấn dành cho các Trưởng.
* Tóm lại : Chương trình Thăng Tiến thật sự rất cần thiết cho Đoàn Sinh, giúp các em lớn lên và trưởng thành đến tầm vóc mà Đức Kytô kêu gọi: ‘Các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng Hoàn Hảo’ (Mt 5.48) nhất là trong thời buổi các giá trị bị đảo lộn như hiện nay.
0 nhận xét: